Phần 1
Đầu tiên cần soạn thảo tài liệu...
Chỉnh font chữ nhỏ cần thiết mà đọc được...
In tài liệu..
Dùng băng dính trong, dán lên phần chữ cẫn làm tài liệu...
Cắt phần chữ đã dán băng dính
...Nhúng vào nước
Khi giấy đã đủ ẩm, tìm cách gỡ bỏ giấy...
... mà ko làm bay mất chữ
Phơi khô phần băng dính và chữ đã được in vào. Thế là xong, có thể dán những tài liệu này ở bất kỳ đâu, bất cứ vật dụng gì được mang vào phòng thi...
Ví dụ như bút,thước kẻ,máy tính.....
Phần 2
Quay đều... quay bài... quay đều...
Cách đây vài hôm (hình như thế thì phải) tự nhiên tôi đọc được cái entry về tuyệt kỹ quay bài của Lina Nguyen. Những cái đó thực ra cũng đúng. Nhưng nếu chỉ có biết đến như vậy thì liệu đã có thể quay bài chưa??? Câu trả lời chắc chắn là chưa thể được. Bởi vì đó mới chỉ là yêu cầu chung của việc quay bài. Còn kĩ thuật quay bài như thế nào? Các bạn cần phải ghi phao, chép, coi hướng, và biết làm lúc nào... cái đó mới là những cái quan trọng. Trước đây tôi từng có cái chiêu quay bài bằng cây thước kẻ, có thể nói là suốt 7-8 năm trời liên tục chưa bị bắt lần nào (thực sự là như thế). Nay xin truyền đạt lại cho anh em học hỏi, gọi là chia sẻ kinh nghiệm bản thân
Cũng phải nói rõ ràng, về bản chất của cách quay này là dùng viết chì ghi lên cây thước, rồi khi quay bài chỉ việc nhìn vào bóng chữ trên cây thước mà chép. Về bản chất là như vậy, nên khi chuẩn bị các bạn phải chuẩn bị những dụng cụ không thể thiếu, đó là cây viết chì và 1 cây thước. Viết chì nên sử dụng loại viết đậm, ít nhất là 2B trở lên để có độ rõ nét cần thiết. Còn thước, lúc đầu loại ưa thích của tôi là cây eker to bản, về sau là cây thước dài loại 20cm màu xám đen, cái loại mà hay được mấy tay tiếp thị đem vô trường bán đấy. Chưa hết, để có thể ghi tốt bằng viết chì lên thước thì cây thước phải có 1 độ bám nhất định cho than chì. Do đó, cây thước phải cũ, nhưng hạn chế các vết xước lớn trên mặt thước vì nó có thể làm "nhiễu" chữ mình ghi.
Chuẩn bị dụng cụ là như thế, tiếp theo là ghi. Công việc này đòi hỏi tỉ mỉ 1 chút. Chữ bạn ghi lên cây thước càng nhỏ càng tốt. Cỡ chữ tốt nhất là nhỏ hơn 1mm. Lúc trước tôi có thể nén đến gần 12 trang tập với chỉ trong 1 cây thước 20cm thôi đó. Các bạn cố gắng viết thật nhỏ, vừa đủ để có thể đọc được cái bóng chữ khi phản chiếu ánh sáng. Các bạn có thể dùng cái đèn bàn đặt xa để kiểm tra thử chữ vừa ghi xong xem đã đạt yêu cầu chưa. Vì khi nhìn, chúng ta sẽ nhìn bằng cái bóng chữ đó. Do đặc tính vật lý nên phần thước phản chiếu ánh sáng sẽ có màu tối hơn phần bị dính than chì phản chiếu, phần dính than chì sẽ có màu trắng bạc khi phản chiếu ánh sáng. Khi ghi xong các bạn chú ý hạn chế tiếp xúc tay hoặc vật ướt lên mặt thước vì điều này có thể làm chữ bị mờ.
Phần kế tiếp là quay bài. Đây là phần quan trọng nhất, quyết định công việc của bạn có thành công tốt đẹp hay không. Về cách nhìn thì tôi đã nói ở trên rồi. Các bạn chú ý thêm về hướng ánh sáng. Tốt nhất là các bạn hướng ánh sáng từ cửa sổ vào. Tuỳ vị trí của bạn mà các bạn có thể để phía trước mặt, bên trái, bên phải tờ giấy thi hay thậm chí ở bên dưới 2 bên cùi chỏ của bạn. Các bạn cũng có thể đặt nó trên mặt bàn hay cầm nó trên tay mà giả bộ đang quen tay nghịch thước... Có rất nhiều kiểu cầm, nhưng tất cả phải hội đủ các yếu tố chung là phải giúp quan sát chữ trên thước tốt mà vẫn không làm giám thị nghi ngờ. Nghĩa là góc độ của thước phải phản chiếu đúng mặt chữ, làm cho chữ ghi nổi lên rõ và tư thế của bạn cũng phải thật tự nhiên, không gượng ép. Điều tối kị là bạn cầm cây thước lên mà săm soi chữ, vì như vậy chả khác gì "Lạy ông tôi ở bụi này". Thậm chí các bạn cũng không được đưa thước lại gần mắt để "nhìn cho rõ" hoặc rướn tới để nhìn, nói chung là có bất cứ biểu hiện gì khác thường. Mọi động tác của bản thân phải giống hệt như khi đang làm bài "chính hiệu", chỉ có mắt là thay đổi thôi (vì phải liếc qua cây thước nữa mà). Chú ý góc mắt khi đó cũng phải kiếm 1 cái gì đó để che giám thị lại, làm cho giám thị không thể để ý mắt mình được, vì dụ như tóc hay trán của mình khi cúi xuống chẳng hạn.
Lúc trước tôi đã từng quay bài như thế này ngay cả khi giám thị đứng kế bên, cách chưa đến 1m về góc bên phải chếch phía trước. Khi đó tôi ngồi ở dãy giữa, có cửa sổ phía sau, chếch bên trái, và tôi đặt cây thước ở bên cạnh cùi chỏ trái, mặt cúi xuống như đang chăm chú làm bài, nhìn qua ánh sáng phản chiếu từ nách xuống cây thước. Như vậy giám thị kế bên vẫn không hay biết gì hết. Các bạn cũng cần kết hợp thêm các yêu cầu khác khi quay bài như trong entry của Lina Nguyen. Ở đây tôi không nói nhiều thêm về mấy cái này. Cũng cần nói thêm là các bạn chú ý nhìn phần nào của cây thước thì để lòi phần đó ra thôi, các phần còn lại vẫn có thể để che lại bằng tay hoặc các vật dụng khác như thường.
Trong điều kiện lý tưởng, phòng có bật đèn thì các bạn cũng chẳng phải cầm thước, chọn góc độ làm gì cho mệt. Khi đó các bạn cứ đặt thước lên mặt bàn, dùng tờ giấy thi, giấy nháp và đề thi hợp thành hình chữ U ngược mà che cây thước lại, chỉ chừa phần mình đang chép lòi ra thôi. Và như vậy thì khó giám thị nào phát hiện được.
Khi quay bài có lẽ các bạn cũng đã biết nhưng tôi phải nhắc thêm là cũng cần phải chú ý đến vị trí của giám thị, nhưng không nhất thiết phải đợi giám thị ở xa mới làm. Các bạn cũng có thể làm ngay khi giám thị đứng kế bên như tôi với điều kiện các bạn phải thực sự quen tay và "pro" một chút. Còn nếu không thì khoảng cách 1.5m có lẽ là an toàn cho các bạn.
Tất nhiên kiểu quay bài bằng thước này cũng có hạn chế là dung lượng ghi khá nhỏ, chỉ khoảng 10 trang tập/cây thước nhưng ta có thể khắc phục việc này bằng cách sử dụng nhiều cây thước, thay đổi liên hoàn. Và tôi thường sử dụng để hạn chế bớt trong việc học các câu hỏi quá dài, quá khó nhớ trong đề cương mà thôi. Hạn chế thứ 2 là thời gian ghi khá lâu, tất nhiên việc này mình phải chuẩn bị từ trước là phần nào sẽ quay, phần nào sẽ học, và ghi cái gì, ghi lúc nào, từ đó sắp xếp thời gian giữa việc ghi phao và học bài hợp lý. Dù sao thì ghi cái này cũng sẽ đỡ nặng hơn học bài, đúng không nào? Còn cái lợi của việc quay bài bằng cây thước này là qua mặt giám thị dễ dàng hơn, vì việc sử dụng cây thước trong phòng thi là hợp pháp, và ghi chữ trên chính cây thước để làm bài là việc mà ít giám thị nào ngờ tới. Cái lợi thứ 2 là việc phi tang vật chứng lại rất dễ dàng. Các bạn chỉ việc cầm cây thước, lấy tay vuốt mạnh lên mặt thước là tự dưng nó sẽ trở thành 1 cây thước bình thường như bao cây thước khác, lúc đó thì đố giám thị nào bắt được.
Cái tôi muốn nói trong bài viết này là truyền đạt lại kinh nghiệm quay bài của bản thân. Có thể bạn đã biết, có thể bạn chưa biết, nhưng điều cốt yếu là tôi muốn chia sẻ lại cách quay bài này với góc độ kĩ thuật của mình. Biết đâu nó lại tốt cho bạn trong việc giảm Stress do học bài căng thẳng? Và điều cuối cùng tôi muốn nhắn nhủ, đó là tốt nhất hãy học bài cho thật kĩ và hiểu bài cho sâu. Khi đó, bạn sẽ giảm stress do học bài quá nhiều và lo âu khi thi cử hoặc ít ra cũng thuận lợi hơn khi quay.
Phần 3: Thi Viết
Cái thể loại thi này thì chúng ta đã làm quen từ rất sớm rồi. Nhìn chung cơ cấu là vài chục con người được tống vào trong phòng, nội bất xuất, ngoại bất nhập (trừ trường hợp đặc biệt). Xung quanh ta là 1 đến vài giám thị, lượn lờ hoặc không lượn lờ. Nhìn chung phải tuỳ tình huỗng mà ứng phó.
Cách 1 : Sử dụng phao ruột mèo.
Ưu điểm : Nhỏ gọn, có thể tạo ra nhiều style khi “thực hành”, phi tang dễ.
Nhược điểm : Làm phao rất mất thời gian, lượng kiến thức có trong phao tỉ lệ thuận với chiều dài. Ta không thể làm phao dài đến 10m. Vì vậy đương nhiên sẽ chứa lượng thông tin có hạn.
Thực hiện : Nên nhớ rõ phần mình muốn quay nằm ở vị trí nào (túi trái, túi phải, túi sau, trong ngực áo hay nhét trong quần ). Khi quay nên gấp thật nhỏ, để gọn trong lòng bàn tay. Nếu giám thị đi qua thì dùng tay đè thật chặt xuống để che. Chú ý là đè chặt xuống luôn, không được để tay khum khum, rất dễ bị nghi ngờ. Nếu giám thị hắc quá, đi kiểm tra nhanh chóng phi tang xuống đất rồi dẫm chân lên.
Lưu ý : Loại phao này chỉ nên áp dụng với môn có lượng kiến thức không nhiều, thường là đề cương dưới 20 câu.
Cách 2 : Phao thu nhỏ 50%
Ưu điểm : Kích thước bằng khổ A6, nên chứa được lượng thông tin nhiều. Tương đối nhỏ gọn.
Nhược điểm : Lúc thực hiện cần kĩ thuật cao, khó phi tang.
Thực hiện : Xác định thật nhanh phần mình muốn quay nằm ở đâu trong tập phao dày cộp. Nên làm thêm cả list câu hỏi để tìm cho nhanh. Khi đã tìm được, xé tờ đó ra, gấp nhỏ lại theo chiều ngang rồi cho lên bàn. Thái độ phải thản nhiên, lạnh lùng. Nếu giám thị đi xuống thì đè nháp hoặc giấy thi lên trên. (Lưu ý : cấm dùng giấy nháp trong suốt)
Cách 3 : Phao “công nghệ”
Ưu điểm : Kín đáo, rất khó bị phát hiện.
Hạn chế : Không thể sử dụng với môn có đề cương quá dài, hơn nữa, chỉ có thể áp dụng khi mặc áo dài tay..
Thực hiện : Kiếm 1 cái usb mp3 có chức năng ghi âm (hiện nay nhan nhản). Ghi âm trước những câu trả lời trong đề cương vào, nên tách mỗi câu thành 1 file. Luồn tai phone qua tay áo. Sau khi xem đề, xác định đúng câu mình cần rồi… play. Khi thực hiện thì tay phải viết, tay trái làm như chống cằm, thực ra là giữ phone ở tai. Cách này rất khó bị phát hiện, chỉ cần lưu ý thái độ và thao tác.
Cách 4 : Sử dụng tất cả các loại tài liệu, giáo trình.
Đây chỉ là phương án dự phòng, nên tiến hành song song với các cách trên, tuy nhiên đôi lúc lại rất hiệu quả.
Trước khi vào phòng thi, vào nhà vệ sinh, vứt tập phao của mình ở đó. Trong lúc thi thì xin đi vệ sinh. Vào nhà vệ sinh xem qua đáp án trong khoảng 15’ rồi quay lại làm bài. (cách này được tôi áp dụng rất hiệu quả trong một số môn thi lại).
Lưu ý : Cũng có trường hợp đến lúc vào nhà vệ sinh thì mấy trang quan trọng trong tập đề cương đã bị xé do có kẻ… dùng vào việc khác. Vì vậy tất nhiên đây cũng chỉ là phương án dự phòng. Cũng không nên đi lâu quá 20’, không thiên hạ lại dị nghị sao thằng này… bị “táo” nặng thế.
Một số tiểu xảo khác
- Nên mang theo ít nhất là 3 bút có màu mực khác nhau, sau đó xem xét xem xung quanh mình mấy “cao nhân” chăm học viết mực màu gì để chọn màu cho giống.
- Cố gắng hỏi được càng nhiều càng tốt, trường hợp hỏi bài thường chỉ bị nhắc nhở, không bao giờ bị lập biên bản.
- Nên sử dụng nhiều giấy nháp, xin giấy thi cũng nhiều, làm cho bàn thi của mình càng bừa bộn càng tốt.
- Nếu chả may bị bắt, cố gắng tỏ thái độ hối lỗi, may ra sẽ không bị lập biên bản.
- Lưu ý cuối cùng là dù lười học đến đâu thì cũng nên đọc qua bài để còn có cơ sở mà… bịa.