doc 1 phut roi suy nghi nha
Chiếc bánh kem
Ăn thêm cái nữa đi con!
- Ngán quá, con không ăn đâu!
- Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!
- Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!
Thằng bé lắc đầu quầy quậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường, sát mép cống. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi.
Hai đứa trể đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ, xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:
- Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn.
Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.
- Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh - Con bé nói rồi thút thít.
- Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!
Cùng nghề
Thằng bé bảy tuổi ngây thơ hỏi:
- Sao hôm nay nhà cô Lan đông học trò vậy bố?
- Mùng ba tết, học trò đến thăm và chúc tết cô giáo của mình đấy. Ông bà xưa có câu mùng một tết cha mùng ba tết thầy đó mà.
- Sao không thấy học trò thăm bố?
- À, sáng nay bố trực tiếp khách ở trường, học trò đã đến chúc tết bố rồi.
Thằng bé không biết bố nó nói dối. Chỉ vì cô Lan dạy Toán còn bố nó dạy Thể Dục...
Giỗ ông
Sớm mồ côi. Từ nhỏ anh em nó sống cùng nột trên rảo đất còm của người chú. Năm ngoái, sau trận bão lớn ông nó quy tiên. Chú nó lấy lại căn chòi, "khuyên" : 14, lớn rồi - nên tự lập. Anh em dắt díu nhau tha hương.
Trưa. Phụ hồ về trú ngụ - 1 góc ở dưới gầm cầu). Mệt. Đói. Giở nồi cơm: nhão như cháo. Thằng anh mắng: đồ hư. Con em mếu máo: em nấu để... giỗ ông.
Lòng tin
Xe ngừng…
- Mận ngọt đây!...
- Bao nhiêu tiền bịch mận đó?
- Dạ 2000.
- Hổng có tiền lẻ!
- Để con đổi cho!
Cái bóng nhỏ lao đi. Năm phút, mười phút…
- Trời! đồ ranh! Nó cầm 5000 của tui đi luôn rồi!
- Ai mà tin cái lũ đó chứ!
- Bà tin người quá!...
Xe sắp lăn bánh… Cái bóng nhỏ hớt hải:
- Dì ơi! Con gửi ba ngàn. Đợi hoài người ta mới đổi cho!
Tiền cứu trợ
Lũ. Ba nhắn lên "... Nhà ngập, con đừng về!"
Mỗi ngày, con cùng những người bạn trong đội công tác xã hội của trường cầm thùng lạc quyên vào các giảng đường, lớp học nhận tiền cứu trợ đồng bào miền Tây.
Truyền hình vẫn tiếp tục đưa tin và hình ảnh lũ lụt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có quê mình. Con số người và của cải mất mát cứ tăng dần. Con sốt ruột, nôn nóng.
Hôm qua, cả nhà bác Ba kéo nhau lên ở tạm nhà chị Hai. Con sang hỏi thăm. Ra về, bác gái gởi cho con một gói mỏng và bảo: "Tiền cứu trợ, ba con gởi lên cho con đó!"
Ly và nước
Ly nói: "Tôi cô quạnh quá, tôi cần Nước, cho tôi chút nước nào!"
Chủ hỏi: "Được, cho ngươi nước rồi, ngươi sẽ không cô quạnh nữa phải không?"
Ly đáp: "Chắc vậy!"
Chủ đem Nước đến, rót vào trong Ly.
Nước rất nóng, Ly cảm thấy toàn thân mềm nhũn, rụng rời, tưởng như sắp tan chảy đến nơi. Ly nghĩ, đây chắc là sức mạnh của tình yêu.
Một lát Nước chỉ còn âm ấm, Ly cảm thấy dễ chịu vô cùng. Ly nghĩ, đây chính là mùi vị của cuộc sống.
Nước nguội đi, Ly bắt đầu sợ hãi, sợ hãi điều gì chính Ly cũng không biết. Ly nghĩ, đây chính là tư vị của sự mất mát.
Nước lạnh ngắt, Ly tuyệt vọng. Ly nghĩ, đây chính là "an bài" của duyên phận.
Ly kêu lên: "Chủ nhân, mau đổ nước ra đi, tôi không cần nữa!"
Chủ không có đấy. Ly cảm thấy nghẹt thở. Nước đáng ghét, lạnh lẽo quá chừng, ở mãi trong lòng, thật là khó chịu.
Ly dùng sức lay thật mạnh. Ly chao mình, Nước rốt cục cũng phải chảy ra. Ly chưa kịp vui mừng, thì đã ngã nhào xuống đất.
Ly vỡ tan. Trước lúc chết, Ly nhìn thấy, mỗi mảnh của Ly, đều có đọng vết Nước. Lúc đó Ly mới biết, Ly yêu Nước, Ly thật sự rất yêu Nước. Nhưng mà, Ly không có cách nào để đưa Nước, nguyên vẹn, trở vào trong lòng được nữa.
Ly bật khóc, lệ hoà vào với Nước. Ly đang cố dùng chút sức lực cuối cùng, yêu Nước thêm lần nữa.
Chủ về. Ông ta nhặt những mảnh vỡ, một mảnh cứa vào ngón tay, làm bật máu ra.
Ly cười, tình yêu, rốt cục là cái gì, lẽ nào phải trải qua đớn đau mới biết trân trọng?
Ly cười, tình yêu, rốt cục là cái gì, lẽ nào phải mất hết tất cả, không còn cách gì vãn hồi nữa mới chịu buông xuôi?
VỢ CHỒNG
Mỗi lần du lịch, anh vẫn bật cười vì tính nhát gan của chị. Xe qua đèo: sợ. Lên núi cao: sợ. Biển sóng lớn: sợ. Những lúc ấy, anh lại ôm lấy chị, vỗ về:
- Đừng sợ, có anh đây. Em hãy can đảm lên nào !
Công ty phá sản. Từ cương vị gián đốc, anh quay về với hai bàn tay trắng. Anh hốc hác, suy sụp. Chị dịu dàng ôm anh vào lòng, xoa xoa mái tóc:
- Đừng tuyệt vọng, anh còn có em mà. Hãy can đảm nhé anh !
MỒ CÔI
Đêm đông, nằm cạnh bố, cu Hải co ro thì thầm:
- Giá như mẹ đừng "đi xa", thì giờ này con được nằm giữa ấm biết mấy. Chứ có hai bố con mình, ai cũng lạnh.
Bố cu Hải vỗ về con, rồi nói:
- Con đừng lo, mẹ xa rồi, có dì thay mẹ chăm con.
Cu Hải không hiểu nhưng cũng thấy mừng, vì nhà lại có thêm người đỡ vắng lạnh.
Mùa đông sau, Hải co ro nằm một mình lại nghĩ:
- Giá như đừng có dì nhỉ thì bây giờ mình đỡ lạnh một bên…
GIÁ MÀ
Hễ nhà có dịp dự đám, nó thường vòi vĩnh xin theo. Thấy nhà bạn có giỗ vui vầy, nó thắc mắc với bà: "Sao nhà mình không có giỗ như nhà người ta hả nội?". Nội mỉm cười rồi cốc vào đầu nó: "Khi nào bà mất thì cháu sẽ được ăn giỗ, cháu có vui không?". Nó giật mình, thàng thốt .
Bây giờ nhà nó cũng có giỗ. Mọi người xúm xít quây quần. Riêng nó thấy buồn, ray rứt. Giá mà nó được gặp lại bà, dù chỉ một lần, bà ơi!
MỘT BUỔI SÁNG
Thằng bé mặc bộ quần áo rách phong phanh bước chân sáo trên đường mặc gió lạnh. Nó ghé vào một hàng phở nhỏ, nghèo nàn bên góc phố, đường hoàng nói lớn: - Dì bán cho con tô phở ba ngàn đem về.
Bà hàng phở nhìn nó, nhưng rồi lại cụp đầu xuống.
Tưởng bà không nghe, nó nói càng to hơn. Nào ngờ, bà mắng xối xả: - Tao không bán. Mới sáng mà mày đã tới ám tao hả thằng ăn mày! Mua ít vậy sao tao bán?
Nó cúi gằm mặt, nắm chặt mấy tờ bạc lẻ nhàu nát trong tay rồi lầm lũi bước đi. Nó chỉ muốn mua cho mẹ một tô phở nóng, nên để dành mãi từ số tiền ít ỏi bán vé số hàng ngày. Mẹ nó đau.
LÃI
Quán rất nghèo, lèo tèo dăm chai nước. Hiếm hoi mới có vài người khách.
Con trai càu nhàu:
- Chín muời năm rồi, chẳng thấy lời lãi gì cả, chỉ tổ nhọc thân. Đã bảo u dẹp quách đi cho rồi. Rõ khổ.
Bà mất vì lao phổi. Con trai dỡ quán bỏ, thấy một cuộn giấy cất kỹ trên hốc kèo. Mở ra, một dòng chữ nghuệch ngoạc: "Lãi của quán, dành cho con". Gần ba triệu. Tờ giấy run bần bật.
CUA RANG MUỐI
Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui:
- Cua rang muối thật đó mẹ.
Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém:
- Còn răng đâu mà ăn?!
Câu chuyện này là tôi tâm đắc nhất,đọc mà rơm rớm nước mắt
ANH ...
Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố Mẹ giận dữ, mắng " sanh ra.. giờ cãi lời bố mẹ… phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út…"
Anh lặng thinh không nói năng gì… Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế!
Ngày bé Út vào Đại Học, phải xa nhà, lên Thành Phố ở tro. Anh tự ý bán đi con bò sữa – gia tài duy nhất của gia đình, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, bé Út khóc thút thít… anh cười, " Út ráng học ngoan…"
Miệt mài 4 năm DH, Út tốt nghiệp loại giỏi, được nhận ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê…
Vừa bước vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của anh trên bàn thờ nghi ngút khói… Mẹ khóc, " Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ…lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết…"
Anh ơi… ôi, người anh của Út…!