Teen 12AK9
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Teen 12AK9

Diễn đàn của teen trường THPT Sìn Hồ!
 
Trang Chínhbài 42 43 44 45 EmptyGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpBlog

 

 bài 42 43 44 45

Go down 
Tác giảThông điệp
p.ngoc
Thành Viên Cao Cấp
Thành Viên Cao Cấp
p.ngoc


Tổng số bài gửi : 357
sao : 1019
Thank!... : 11
Join date : 22/05/2011
Age : 30
Đến từ : sìn hồ
Châm ngôn sống Châm ngôn sống : Chính sách tiết kiệm : Giấu giàu, Khoe nghèo, Tăng xin , Giảm mua, Tích cực cầm nhầm, Kũng như: Cho k lấy , Thấy k xin, Rình rình ăn kắp :))

bài 42 43 44 45 Empty
Bài gửiTiêu đề: bài 42 43 44 45   bài 42 43 44 45 I_icon_minitimeSun May 22, 2011 11:34 pm

CHƯƠNG IV: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN

VÀ SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Bài 42: HỆ SINH THÁI

I. Khái niệm hệ sinh thái

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh

- Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định nhờ các sv luôn tác động lẫn nhau và đồng thới tác động qua lại với các thành phần vô sinh

Trong HST , trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ qx và giữa qx – sinh cảnh chúng biểu hiện chức năng của 1 tổ chức sống

II. Các thành phấn cấu trúc của hệ sinh thái

Gồm có 2 thành phần

1. Thành phần vô sinh ( sinh cảnh ):

+ Các yếu tố khí hậu

+ Các yếu tố thổ nhưỡng

+ Nước và xác sv trong môi trường

2. Thành phần hữu sinh ( quần xã sv )

- Thực vật, động vật và vi sinh vật

- Tuỳ theo chức năng dinh dưỡng trong HST chúng được xếp thành 3 nhóm

+ Sinh vật sản xuất: … ( SGK)

+ Sinh vật tiêu thụ: … ( SGK)

+ Sinh vật phân giải: … ( SGK)

III. Các kiểu hệ sinh thái trên trái đất

Gồm hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo:

1. Hệ sinh thái tự nhiên: gồm

a. Trên cạn: … ( SGK)

b. Dưới nước:

+ nước mặn: … ( SGK)

+ nước ngọt: … ( SGK)

2. Hệ sinh thái nhân tạo: … ( SGK)

Hệ sinh thái nhân tạo đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người vì vậy con người phải biết sử dụng và cải tạo 1 cách hợp lí

BÀi 43: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI

I. Chuỗi thức ăn và bậc dinh dưỡng.

1.Chuỗi thức ăn.

- Chuỗi thức ăn là thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng của các loài trong qx, trong đó loài này sử dụng một loài khác hay sản phẩm của nó làm thức ăn, về phía mình nó lại làm thức ăn cho các loài kế tiếp.

Ví dụ:Cỏ==> Sâu==> ngoé soc==> chuột đồng==> rắn hổ mang==> đại bàng.

2. Bậc dinh dưỡng:

-Các đơn vị cấu trúc nên chuỗi thức ăn là các bậc dinh dưỡng.

-Trong quần xã, mỗi bậc dinh dưỡng gồm nhiều loài cùng đứng trong 1 mức năng lượng hay cùng sử dụng một dạng thức ăn..

Ví dụ: Trâu, Bò, Cừu.

-Trong thiên nhiên có hai loại chuỗi thức ăn cơ bản: chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng và chuỗi thức ăn khởi đầu bằng mùn bả sinh vật.

+ Sinh vật tự dưỡng==> động vật ăn sinh vật tự dưỡng==> động vật ăn thịt các cấp.

+ Mùn bả sinh vật ==>động vật ăn mùn bả sinh vật==>động vật ăn thịt cấc cấp.

-Chuỗi thức ăn thứ hai là hệ quả của chuỗi thức ăn thứ nhất.

-Hai chuỗi thức ăn hoạt động đồng thời, song tuỳ nơi tuỳ lúc mà một trong hai chuỗi trở nên ưu thế.

II. Lưới thức ăn :

-Lưới thức ăn là tập các chuỗi thức ăn trong đó có một số loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc cung cấp thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các kiểu thức ăn với nhau.

III. Tháp sinh thái.

- Tháp sinh thái được tạo ra bởi sự xếp chồng liên tiếp các bậc dinh dưỡng từ thấp đến cao.

- Có 3 dạng tháp sinh thái:Tháp số lượng, Tháp sinh khối và Tháp năng lượng.

Trong 3 dạng tháp thì tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn con 2 tháp còn lại luôn biến động

Bài 44: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ VÀ SINH QUYểN

I- Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa

- Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.

- Một chu trình sinh địa hoá gồm có các phần: tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất , nước.

II- Một số chu trình sinh địa hoá

1. Chu trình cacbon

- Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cabon điôxit ( CO2) .

- TV lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông qua QH.

- khi sử dụng và phân hủy các hợp chất chứa cacbon, SV trả lại CO2 và nước cho môi trường

- Nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển đang tăng gây thêm nhiều thiên tai trên trái đất.

2. Chu trình nitơ

- TV hấp thụ nitơ dưới dạng muối amôn (NH4+) và nitrat (NO3-) .

- Các muồi trên được hình thành trong tự nhiên bằng con đường vật lí, hóa học và sinh học.

- Nitơ từ xác SV trở lại môi trường đất, nước thông qua hoạt động phân giải chất hữu cơ của VK, nấm,…

- Hoạt động phản nitrat của VK trả lại một lượng nitơ phân tử cho đất, nước và bầu khí quyển.

3. Chu trình nước

- Nước mưa rơi xuống đất, một phần thấm xuống các mạch nước ngầm, một phần tích lũy trong sông , suối, ao , hồ,…

- Nước mưa trở lại bầu khí quyển dưới dạng nước thông qua hoạt động thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất.

4. Chu trình nito :

- Bằng con đường vật lí, hóa học và sinh học, nitơ kết hợp với ôxi và hidrô tạo nên gốc NH4+ và NO3- cung cấp cho đất, nước.

- NH4+ và NO3- được tv hấp thụ, dv ăn tv

- Sự phân giải các chất chứa nitơ nhờ vào các nhóm VK khác nhau.

5. Chu trình phot pho:

Photpho tham gia vào chu trình các chất lắng đọng dưới dạng khởi đầu là photphat hoà tan ( PO43-)

- sau khi tham gia vào chu trình , phần lớn photpho lắng đọng xuống đáy biển sâu, tạm thời thoát khỏi chu trình.

BÀI 45: DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI

I.Dòng năng lượng trong hệ sinh thái

1. Phân bố năng lượng trên trái đất

-Mặt trời là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự sống trên trái đất

-Sinh vật sản xuất chỉ sử dụng được những tia sáng nhìn thấy(50% bức xạ) cho quan hợp

-Quang hợp chỉ sử dụng khoảng 0,2-0,5% tổng lượng bức xạ để tổng hợp chất hữu cơ

2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái

a. Sản lượng sinh vật sơ cấp:

Sản lượng sinh vật sơ cấp được các sinh vật sản xuất( cây xanh và tảo) tạo nên trong quang hợp.

b. Sản lượng sinh vật thứ cấp:

Sản lượng sinh vật thứ cấp được hình thành bởi các sinh vật dị dưỡng, chủ yếu là động vật.

- Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm

-Trong hệ sinh thái năng lượng được truyền một chiều từ SVSX qua các bậc dinh dưỡng, tới môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng

=> Dạng năng lượng trong hệ sinh thái bắt nguồn từ môi trường, được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành dạng năng lượng hóa học qua quá trình quang hợp, sau đó năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường.

II.Hiệu suất sinh thái

-Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái

Hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡngsau tích luỹ được thường là 10% so với bậc trước liền kề

=> Phần lớn năng lượng truyền trong hệ sinh thái bị tiêu hao qua hô hấp , tạo nhiệt, chất thải … chỉ khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/p.ngoc228
 
bài 42 43 44 45
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Teen 12AK9 :: (¯`º¤•. CLB học tập .•¤º´¯) :: Các môn tự nhiên :: + Sinh Hoc-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất