Teen 12AK9
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Teen 12AK9

Diễn đàn của teen trường THPT Sìn Hồ!
 
Trang Chínhbài 26 27 ^^ EmptyGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpBlog

 

 bài 26 27 ^^

Go down 
Tác giảThông điệp
p.ngoc
Thành Viên Cao Cấp
Thành Viên Cao Cấp
p.ngoc


Tổng số bài gửi : 357
sao : 1019
Thank!... : 11
Join date : 22/05/2011
Age : 30
Đến từ : sìn hồ
Châm ngôn sống Châm ngôn sống : Chính sách tiết kiệm : Giấu giàu, Khoe nghèo, Tăng xin , Giảm mua, Tích cực cầm nhầm, Kũng như: Cho k lấy , Thấy k xin, Rình rình ăn kắp :))

bài 26 27 ^^ Empty
Bài gửiTiêu đề: bài 26 27 ^^   bài 26 27 ^^ I_icon_minitimeSun May 22, 2011 11:42 pm

Bài 26: TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ GEN (TT)

IV. Tạo dòng vi sinh vật :

- Các chủng VSV chuyển gen ( mang gen người hay các đối tượng khác) ==> sản phẩm mong muốn( hocmôn,prôtêin, vacxin)

1. Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin ở người:

- Chuyển gen tổng hợp hooc môn insulin của người vào vi khuẩn Ecoli bằng cách dùng plasmit làm thể truyền ==> Vi khuẩn sản xuất hooc môn insulin làm thuốc chữa bệnh tiểu đường trên quy mô cong nghiệp.

2. Tạo chủng VK Ecoli sản xuất hocmôn somatostatin:

- Phân lập gen mã hóasomatostatin ( in vitro).

- Tạo ADN tái tổ hợp ( gắn vào plasmit).

- Chuyển vào E.coli.

- Phân lập dòng thuần.

- Nuôi cấy trên quy mô công nghiệp

V. Tạo giống thực vật:

- Thực vật biến đổi gen sản xuất prôtêin trị liệu, kháng thể, chất dẻo; tăng năng suất,…

- Thời gian tạo giống ngắn.

- Phương pháp chuyển gen: chuyển gen bằng Ti-plasmit, bằng virut, chuyển gen qua ống phấn, vi tiêm vào tế bào trần, dùng súng bắn gen…

1. Cà chua chuyển gen gen SX etilen bị bất hoạt) cho quả chín chậm, cà chua được chuyển gen kháng virut giúp giảm chi phí SX.

2. Lúa chuyển gen tổng hợp: Bêta-caroten

VI. Tạo giống động vật:

- Động vật biến đổi gen có năng suất và chất lượng cao hơn, có thể tạo ra thuóc chữa bệnh cho con người,…

- Phương pháp chuyển gen :

* Vi tiêm: đoạn ADN được bơm vào nhân non.

* Sử dụng tế bào gốc: tánh tế bào gốc ==> chuyển gen ==> cấy trở lại phôi.

* Sử dụng tinh trùng làm vectơ mang gen

1. Tạo giống cừu sản xuất prôtêin người.

2. Tạo giống bò chuyển gen:có 2 cách

*PP vi tiêm :

- Lấy trứng ra khỏi con vật rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm.

- Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử(nhân non) và nuôi hợp tử phát triển thành phôi.

- Cấy phôi vào tử cung con cái khác để nó mang thai và đẻ bình thường g con vật biến đổi gen.

*PP chuyển gen đã cải biến :

- Nuôi tế bào và bổ sung AND mang gen cải biến.

- Chọn lọc tế bào thay thế gen.

- Dung hợp với tế bào trứng đã loại nhân.

- Tế bào dung hợp được cấy vào bò mẹ.
Bài 27: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI

I/ Khái niệm đặc điểm thích nghi:

1. Khái niệm : Các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của chúng.

2. Đặc điểm của quần thể thích nghi :

- Hoàn thiện khả năng thích nghi của các sinh vật trong quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác .

- Làm tăng số lượng cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi trong quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác

II/ Quá trình hình thành quần thể thích nghi:

1.Cơ sở di truyền:

- Các gen quy định những đđ về h.dạng, màu sắc tự vệ… của sâu bọ xuất hiện ngẫu nhiên ở một vài cá thể do kết quả của đột biến và biến dị tổ hợp.

- Nếu các tính trạng do các alen này quy định có lợi cho loài sâu bọ trước môi trường thì số lượng cá thể trong quần thể sẽ tăng nhanh qua các thế hệ nhờ quá trình sinh sản.

==> Quá trình hình thành qthể tn là quá trình làm tăng dần số lượng số lượng cá thể có KH tn và nếu mt thay đổi theo 1 hướng xác định thì khả năng tn sẽ không ngừng được hoàn thiện. Quá trình này phụ thuộc vào quá trình phát sinh ĐB và tích luỹ ĐB; quá trình sinh sản; áp lực CLTN.

2.Thí nghiệm chứng minh vai trò của CLTN trong quá trình hình thành quần thể thích nghi:

a/ Thí nghiệm:

* Đối tượng thí nghiệm: Loài bướm sâu đo (Biston betularia) sống trên thân cây bạch dương.

* Thí nghiệm 1: Thả 500 bướm đen vào rừng cây bạch dương trồng trong vùng không bị ô nhiễm (thân cây màu trắng). Sau một thời gian, người ta tiến hành bắt lại các con bướm ở vùng rừng này và nhận thấy hầu hết bướm bắt được đều là bướm trắng. Đồng thời khi nghiên cứu thành phần thức ăn trong dạ dày của các con chim bắt được ở vùng này, người ta thấy chim bắt được số lượng bướm đen nhiều hơn so với bướm trắng.

* Thí nghiệm 2: Thả 500 bướm trắng vào rừng cây bạch dương trồng trong vùng bị ô nhiễm (thân cây màu xám đen). Sau một thời gian, người ta tiến hành bắt lại các con bướm ở vùng rừng này và nhận thấy hầu hết bướm bắt được đều là bướm đen. Đồng thời khi nghiên cứu thành phần thức ăn trong dạ dày của các con chim bắt được ở vùng này, người ta thấy chim bắt được số lượng bướm trắng nhiều hơn so với bướm đen.

b/ Vai trò của CLTN:

- CLTN đóng vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có KH thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể cũng như tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen tham gia qui định các đặc điểm thích nghi.

III. Sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi:

- Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối vì trong môi trường này thì nó có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác lại có thể không thích nghi.

- Vì vậy không thể có một sinh vật nào có nhiều đặc điểm thích nghi với nhiều môi trường khác nhau.
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/p.ngoc228
 
bài 26 27 ^^
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Teen 12AK9 :: (¯`º¤•. CLB học tập .•¤º´¯) :: Các môn tự nhiên :: + Sinh Hoc-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất