Teen 12AK9
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Teen 12AK9

Diễn đàn của teen trường THPT Sìn Hồ!
 
Trang Chínhbài 16 17 18  EmptyGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpBlog

 

 bài 16 17 18

Go down 
Tác giảThông điệp
p.ngoc
Thành Viên Cao Cấp
Thành Viên Cao Cấp
p.ngoc


Tổng số bài gửi : 357
sao : 1019
Thank!... : 11
Join date : 22/05/2011
Age : 31
Đến từ : sìn hồ
Châm ngôn sống Châm ngôn sống : Chính sách tiết kiệm : Giấu giàu, Khoe nghèo, Tăng xin , Giảm mua, Tích cực cầm nhầm, Kũng như: Cho k lấy , Thấy k xin, Rình rình ăn kắp :))

bài 16 17 18  Empty
Bài gửiTiêu đề: bài 16 17 18    bài 16 17 18  I_icon_minitimeSun May 22, 2011 11:44 pm

BÀI 16: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ

I. Các đặc trưng di truyền của quần thể

1. Định nghĩa quần thể

- Quần thể là một tổ chức của các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khoảng không gian xác định, ở vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh ra các thế hệ con cái để duy trì nòi giống.

2. Đặc trưng di truyền của quần thể

* Vốn gen : tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định, các đặc điểm của vốn gen thể hiện thông qua các thông số là tần số alen và tần số kiểu gen

* Tần số alen:

- Tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.

VD:

Tổng số alen A = (500 x 2) + 200 = 1200.

Tổng số alen A và a là: 1000 x 2 = 2000.

Vậy tần số alen A trong quần thể là: 1200 / 2000 = 0.6

* Tần số kiểu gen của quần thể:

- Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.

- Tần số KG AA trong quần thể là 500 / 1000 = 0.5

Chú ý: Tùy theo hình thức sinh sản của từng loài mà các đặc trưng của vốn gen cũng như các yếu tố làm biến đổi vốn gen của quần thể ở mỗi loài có khác nhau.

II. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.

1. Quần thể tự thụ phấn.

* Công thức tổng quát cho tần số kiểu gen ở thế hệ thứ n của quần thể tự thụ phấn là:

- Tần số KG AA=(1-(1/2)^n)/2

- Tần số KG Aa = -(1/2)^n

- Tần sốKG aa = (1-(1/2)^n)/2

* Kết luận:

- Thành phần kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử.

2. Quần thể giao phối gần

* Khái niệm:

- Đối với các loài động vật, hiện tượng các cá thể có cùng quan hệ huyết thống giao phối với nhau thì được gọi là giao phối gần.

- Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối gần sẽ biến đổi theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử.

BÀI 17: TRẠNG THÁI CÂN BẰNG DI TRUYỀN

CỦA QUẦN THỂ NGẪU PHỐI.

III. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối

1. Quần thể ngẫu phối

- Quần thể được gọi là ngẫu phối khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên

*Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối :

- Trong QT ngẫu phối các cá thể có kiểu gen khác nhau kết đôi với nhau 1 cách ngẫu nhiên tạo nên 1 lượng biến dị di truyền rất lớn trong QT làm nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống

- Duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể

2. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể

* Một quần thể được gọi là đang ở trạng thái cân bằng di truyền khi tỉ lệ các kiểu gen ( thành phần kiểu gen ) của quần thể tuân theo công thức sau:

P^2 + 2pq + q^2 = 1

>Định luật hacđi vanbec

* Nội dung : trong 1 quần thể lớn , ngẫu phối ,nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo công thức :

P^2 + 2pq +q^2 =1

* Bài toán :

Nếu trong 1 QT, lôcut gen A chỉ có 2 alen Avà a nằm trên NST thường

1.Gọi tấn số alen A là p, a là q

2.Tổng p và q =1

3.Các kiểu gen có thể có : Aa, AA, aa

4.Giả sử TP gen của quần thể ban đầu là :0.64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa

5.Tính dc p=0.8, q=0.2

==>Công thức tống quát về thành phần KG : p2AA + 2pqAa + q2aa

- Nhận xét : tần số alen và thành phần KG không đổi qua các thế hệ

* Điều kiện nghiệm đúng:

- Quần thể phải có kích thước lớn

- Các cá thể trong quần thể phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau( ko có chọn lọc tự nhiên )

- Không xảy ra đột biến ,nếu có thì tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch

- Không có sự di - nhập gen

BÀI 18 : CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG

DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP

I.Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

1. Cơ chế tạo dòng thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

- Các gen nằm trên các NST khác nhau sẽ phân li độc lập với nhau nên câc tổ hợp gen mới luôn được hình thành trong sinh sản hữu tính

- Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn

- Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ tạo ra tổ hợp gen mong muốn ( dòng thuần )

2. Ví dụ minh hoạ: SGK

II.Tạo giống lai có ưu thế lai cao

1.Khái niệm: Là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu ,khả năng sinh trưởng phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ

2.Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai

- Giả thuyết siêu trội: kiểu gen AaBbCc có kiểu hình vượt trội so với AABBCC, aabbcc ,AAbbCC, AABBcc

- Sự tác động giữa 2 gen khác nhau về chức phận của cùng 1 lôcut ==> hiệu quả bổ trợ mở rộng phạm vi bểu hiện của tính trạng

3. Phương pháp tạo ưu thế lai

- Tạo dòng thuần: cho tự thụ phấn qua 5-7 thế hệ

- Lai khác dòng: lai các dòng thuần chủng để tìm tổ hợp lai có ưu thế lai cao nhất

+ Ưu điểm: con lai có ưu thế lai cao sử dụng vào mục đích kinh tế

+ Nhược điểm: tốn nhiều thời gian biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ

4. Một vài thành tựu

- Viện lúa quốc tế IRRI người ta lai khác dòng tạo ra nhiều giống lúa tốt có giống lúa đã trồng ở việt nam như : IR5. I
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/p.ngoc228
 
bài 16 17 18
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Teen 12AK9 :: (¯`º¤•. CLB học tập .•¤º´¯) :: Các môn tự nhiên :: + Sinh Hoc-
Chuyển đến 
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất